Danh mục

Tìm Kiếm

tin tức

Hoạt động nổi bật

Bạn đang ở : Trang chủ » Tin tức » Báo cáo tham luận
TIN TỨC

Báo cáo tham luận

 

      UBND HUYỆN THUẬN THÀNH                            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

          TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ THỦ CÔNG

           MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG 

                   THUẬN THÀNH                                  

                    Số:        /BC-TCN                                               Thuận Thành, ngày     tháng     năm 2013

 

BÁO CÁO THAM LUẬN

Một số vấn đề về dạy nghề truyền thống để góp phần xây dựng

và phát triển các làng nghề trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh”

Trường Trung cấp nghề KT- KT & TCMN truyền thống Thuận Thành được thành lập trên cơ sở là Trung tâm dạy nghề huyện Thuận Thành theo quyết định số 1756/QĐ-UBND ngày 25/11/2009 và Quyết định số 783/QĐ- UBND ngày 21/6/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đặc biệt góp phần khôi phục và phát triển làng nghề trên địa bàn Huyện và toàn tỉnh Bắc Ninh.

 

Ngay từ khi mới thành lập, nhà trường đã tập trung chỉ đạo, củng cố cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học; xây dựng đội ngũ; khung chương trình; phát triển hệ thống chương trình, giáo trình phục vụ công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động trên địa bàn trong và ngoài huyện; Trong 03 năm 2010 - 2012 nhà trường đã tuyển sinh đào tạo các nghề cho 2.970 lao động, trong đó nữ 1.584 lao động (chiếm 53.3%), tỷ lệ lao động trong độ tuổi 18 đến 35 là 1620 lao động (chiếm 54.6%). Qua số liệu cho thấy lao động trẻ tham gia học nghề trong giai đoạn 2010 – 2012 ngày càng tăng; Cơ cấu ngành nghề đào tạo được mở rộng. Nhóm nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm 44%, nhóm nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và kinh tế chiếm 46.5%, nhóm nghề thuộc lĩnh vực nghề truyền thống chiếm 7.1%,… bước đầu phục vụ đáp ứng cho công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các cụm khu công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài Huyện. Đặc biệt chú ý đền việc dạy nghề truyền thống để góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề.

 

“Kết quả công tác đào tạo nghề trong 3 năm thực hiện đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015 định hướng đến năm 2020” Trường Trung cấp nghề KT- KT & TCMN truyền thống Thuận Thành đã hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Đồng thời luôn chú trọng tới phát triển các nghề truyền thống, đây là nhiệm vụ nhà trường luôn coi trọng phối hợp với cấp ủy chính quyền các cấp nơi có nghề truyền thống trong thời gian qua.

 

Tại hội nghị, thay mặt nhà trường tôi xin được tham luận về những giải pháp  để khôi phục các nghề truyền thống và phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện tốt mục tiêu chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới theo sự chỉ đạo của UBND Tỉnh Bắc Ninh.   

 

Ý thức cao về nhiệm vụ được giao, ngay từ thời gian đầu; nhà trường đã tiến hành khảo sát, rà soát trên địa bàn huyện Thuận Thành, ngoài các lao động tham gia vào các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, Lĩnh vực công nghiệp thương mại và dịch vụ, số lao động thuộc 8 làng có nghề truyền thống ( Đúc dát đồng thôn Đào Viên – xã Nguyệt Đức, Điêu khắc gỗ thôn Bình cầu – Hoài Thượng, làng nghề gốm luy lâu, làng tranh Đông Hồ, làng nghề làm Đậu thôn Trà Lâm – Xã Trí Quả, nghề làm bún bánh, nghề Mây tre đan, nghề Làm tương – xã Đình Tổ ) Tuy lao động chiếm số đông nhưng lao động biết nghề và làm nghề còn rất khiêm tốn, đặc biệt với các ngành nghề này đa phần ngày càng có xu hướng giảm xuống cả về số lượng và chất lượng; Vừa qua theo kết quả khảo sát tại 1 làng nghề với 125 hộ có 27 hộ đang làm nghề đạt 21,6%; 88 hộ đã từng làm nghề chiếm 70,4% còn lại 10 hộ làm nghề khác chiếm 8%. Điều đó cho thấy nhu cầu và nhiệm vụ cấp bách của các cơ sở đào tạo nghề nói chung và trường Trung cấp nghề KT- KT &TCMN truyền thống Thuận Thành nói riêng dưới sự lãnh chỉ đạo của các cấp cần phải bắt tay ngay vào việc khôi phục và phát triển các làng nghề đang trong tình trạng ngày càng mai một.  

 

Nhà trường luôn trú trọng thực hiện các nhiệm vụ các cấp giao trong 3 năm qua đã đạt được kết quả khá khả quan. Bước đầu đã tạo được ý thức lao động làng nghề, khơi dậy ý thức của các bậc cao niên làng nghề thể hiện sự trăn trở mong muốn được khôi phục nghề truyền thống của cha ông, khôi phục gốc làng nghề đã có tự bao đời.

 

Chủ động tham mưu cùng các cấp Ủy – Chính quyền xã, tổ chức thành công hội nghị tọa đàm tại các làng có nghề truyền thống với chủ đề “ Những giải pháp để khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ” với 465 thành viên tham dự hội nghị bao gồm cấp ủy chính quyền xã, thôn có làng nghề, các nghệ nhân, thợ giỏi và chuyên gia thuộc các vụ, viện TW, tỉnh, huyện và lao động đang làm nghề,…đồng thời cùng với UBND Xã, và  thôn tiến hành xây dựng kế hoạch rà soát, tuyển sinh mở lớp tại làng nghề, chủ động phối hợp với các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề tổ chức xây dựng chương trình, giáo trình, thời gian học từ 3- 4 tháng/ lớp.Thành lập Ban chỉ đạo khôi phục và phát triển làng nghề, gắn với kế hoạch phát triển làng nghề giai đoạn 2010- 2015.

 

Kết quả tuyển sinh giai đoạn 2010 – 2012 đã có 325 lao động tham gia đăng ký học các nghề truyền thống Đúc dát đồng, Kỹ thuật điêu khắc gỗ và Kỹ thuật làm đậu gù Trà lâm, qua xem xét sơ tuyển có 210 lao động đủ điều kiện tham gia học tập trong đó lớp Đúc Dát đồng 90 lao động, lớp Điêu khắc gỗ 60 lao động, lớp Kỹ thuật làm đậu gù Trà lâm có 60 lao động. Để chủ động trong công tác đào tạo nhà trường đã phối hợp với các nghệ nhân thuộc hiệp hội dạy nghề Việt Nam, các chuyên gia nghề truyền thống và thợ giỏi của làng nghề xây dựng các nội dung chương trình đào tạo nghề theo Modun hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề, đặc biệt nhà trường coi trọng việc đào tạo giữa nghề truyền thống với công nghệ mới, sản phẩm nghề truyền thống với thị hiếu, thị trường, gắn kết giữa kinh nghiệm của làng nghề với phương pháp đào tạo mới theo khoa học, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và kinh nghiệm từ các nghệ nhân, thợ giỏi của các làng nghề ,…

 

Với những kết quả trên đã từng bước nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của cấp Ủy - Chính quyền xã, thôn, người lao động trong làng nghề có trách nhiệm cao hơn trong việc khôi phục và phát triển làng nghề. Cụ thể sau khóa đào tạo nghề, lớp Đúc dát đồng đã nâng từ 5 khẩu lò nên đến gần 20 khẩu lò, lớp điêu khắc gỗ đã nâng từ 8 xưởng lên đến 25 xưởng, sản phẩm đậu phụ dần có thương hiệu tốt trên thị trường,...Các học viên sau các khóa học đã có tay nghề vững vàng, có việc làm ổn định, thu nhập cao. Lao động tham gia học nghề đậu ngày một tăng ( Thời điểm khảo sát có 60%, sau khóa học đạt 80% lao động trong thôn làm nghề ). Nghề đúc dát đồng có thu nhập bình quân từ 3- 5 triệu đồng/ tháng, nghề điêu khắc gỗ có thu nhập bình quân từ 6-7 triệu đồng/tháng, nghề đậu phụ có thu nhập bình quân từ 5- 7 triệu đồng/ tháng. Bước đầu cho thấy làng nghề khi đã được khôi phục và phát triển góp phần thu hút hàng trăm lao động không chỉ tại thôn, xã mà cả các xã lân cận đáp ứng  được hàng ngàn sản phẩm từ các làng nghề cung cấp cho thị trường và khôi phục được những tinh hoa của nghề truyền thống vốn đã bị mai một. Góp phần nâng cao nét văn hóa làng quê, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững ở thôn xóm.

 

Với kết quả đào tạo sau khóa học, nhà trường đã phối hợp với các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài Huyện thực hiện việc ký kết các giao ước về vay vốn với bao tiêu sản phẩm cho chính các làng nghề, giúp cho làng nghề có cơ hội mở rộng và nhân rộng các mô hình của làng nghề.

 

Để đạt được những kết quả bước đầu như báo cáo, trước hết là nhờ sự giúp đỡ, vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương; Sự chuyển biến từng bước trong nhận thức của nhân dân lao động địa phương với việc khôi phục và phát triển làng nghề, sự lỗ lực của nhà trường trong quá trình tham mưu đề xuất với các cấp đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển tiềm năng vốn có của các làng nghề truyền thống; Nhất là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy, Chính quyền từ Huyện, Tỉnh; Đặc biệt là Sở LĐTB & XH, và Tổng cục dạy nghề.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu mà nhà trường cùng các làng nghề đã đạt được còn một số khó khăn cần phải khắc phục:

1. Về cơ sở vật chất, Nhà trường do mới thành lập và đi vào hoạt động với một số ngành nghề còn thiếu nên chưa đáp ứng được quy mô mở rộng đào tạo các ngành nghề cho lao động nông thôn đặc biệt việc khôi phục các làng nghề; Đôi khi có thiết bị giảng dạy thực hành phải di chuyển tới từng cơ sở địa phương để giảng dạy, rất bất tiện cho quá trình dạy và học nghề.

2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên của nhà trường tuy có nhiều cố gắng xong còn mỏng và kinh nghiệm hạn chế nên còn nhờ tới giáo viên thỉnh giảng, việc xây dựng kế hoạch với xây dựng chương trình nội dung bài giảng đôi khi còn chưa đáp ứng kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.

3. Kinh phí các cấp giao dành cho đào tạo và khôi phục nghề truyền thống định mức so với thực tiễn còn thấp, chưa kịp thời, thủ tục phân khai và hướng dẫn sử dụng kinh phí còn nhiều bất cập giữa nhiều cấp quản lí khác nhau dẫn đến thực hiện không đồng bộ, gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ với cơ sở dạy nghề.

4. Ý thức việc khôi phục các làng nghề đối với các cấp lãnh đạo cơ sở còn chưa cao, chưa mang tính chỉ đạo quyết liệt trong từng tháng, quí, năm.

5. Nhận thức về việc đưa nghề, phát triển nghề, khôi phục làng nghề của một số ít con em quê hương còn hạn chế, chưa tự vươn lên, còn ỷ lại cho cấp chính quyền cơ sở xã, thôn.

6. Mô hình phát triển sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Nhân lực đầu tư của các hộ sản xuất, cơ sở xã thôn còn hạn chế, nhất là xây dựng qui hoạch phát triển làng nghề của cấp Ủy – chính quyền nơi có làng nghề chưa được quan tâm đúng mức. Việc hướng dẫn và thực hiện các tiêu chí làng nghề còn chưa rõ, nhất là xây dựng các danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân với làng nghề còn chưa được quan tâm thực sự của các cấp.

 

Để thực hiện tốt đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015 định hướng đến năm 2020 và đặc biệt dạy các nghề truyền thống  khôi phục và phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đề nghị các cấp một số kiến nghị sau:

1. Quan tâm toàn diện trên cả 3 mặt đối với các cơ sở đào tạo mới thành lập ( Cơ sở vật chất – Trang thiết bị - Đội ngũ ).

2. Tăng cường các lớp tập huấn, đào tạo ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ quản lí – đào tạo cho đội ngũ đang đảm nhận công tác đào tạo nghề.

3. Hỗ trợ kinh phí tạo điều kiện cho nhà trường chủ động hơn trong việc thực hiện chương trình, khung chương trình, giáo trình nhằm chuyên môn hóa giảng dạy cho lao động nông thôn nhất là việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với xây dựng mô hình nông thôn mới.

4. Sở tài chính cùng với sở liên quan cần thống nhất, có văn bản cụ thể định mức chi đồng thời phân cấp và phân khai nguồn kinh phí sớm, kịp thời, nhằm chủ động cho cơ sở về nguồn kinh phí đào tạo, dạy nghề, khắc phục tình trạng nhiều cấp nhiều ngành quản lí gây phiền hà – lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ. Sở công thương cùng sở liên quan có văn bản hướng dẫn xây dựng tiêu chí làng nghề, tiêu chuẩn nghệ nhân, thợ giỏi phù hợp với thực tiễn địa phương nơi có nghề truyền thống. Đặc biệt tăng cường tuyên truyền, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, qui định của địa phương với các làng nghề, giúp cho việc qui hoạch phát triển các nghề, làng có nghề truyền thống được vững chắc hơn.

5. Các cấp thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo đào tạo nghề, xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa công tác đào tạo nghề vào mục tiêu thi đua  theo định kỳ tháng, quí, năm và phối hợp giám sát, kiểm tra chương trình đào tạo nghề. Thực hiện sơ tổng kết rút kinh nghiệm về cách làm hay, mô hình chuẩn, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo được tham quan học tập. Vì đây cũng là giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề.          

 

Trên đây là một số kết quả và kiến nghị giúp cho việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, khôi phục và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc ninh nói chung và Huyện Thuận thành nói riêng. Kính mong các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo kịp thời. 

  Xin cảm ơn./

 

Nơi nhận:

-          Đại biểu;

-          Lưu:VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Văn Chế

 

 



Thông tin mới

Video clip

JW Player goes here

Hỗ Trợ Online

    Yahoo:

    https://www.facebook.com/thuanthanh.daynghe
    Skype:
    My status
    Zalo:0976685119
    Hotline:
    0986989818

    0912615330

Hoạt động nổi bật

Thống Kê

  • Tổng số danh mục: 59
  • Tổng trang tin: 227
  • Tổng số truy cập: 2297729
  • Tổng số trang xem: 2383056