Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Sản phẩm : PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Danh mục

Tìm Kiếm

tin tức

Hoạt động nổi bật

Bạn đang ở : Trang chủ » Danh mục


PHÒNG CHỨC NĂNG » PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO




THÔNG TIN CHI TIẾT

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG  PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số …../QĐ-TCN, ngày …..   tháng ….  năm 2018) 

 

Căn cứ Khoản 1, Điều 14 Chương III, Quy định phòng chuyên môn nghiệp vụ quy định tại Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 25/10/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Điều lệ trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành;

Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, Hiệu Trưởng trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật và Thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng Quản lý học sinh sinh viên thuộc trường, như sau:

                                                             

CHƯƠNG I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

          Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc làm việc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác của phòng quản lý Đào tạo - Trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành

2. Quy chế này áp dụng đối với tất cả nhân viên của Phòng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2: Vị trí

Phòng quản lý Đào tạo là đơn vị trực thuộc Trường được thành lập theo Quyết định số 48/QĐ-TCN ngày 13/7/2018 của Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành. Đơn vị chủ quản toàn diện và trực tiếp của Phòng quản lý Đào tạo là trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành.

Điều 3: Điều hành Phòng quản lý Đào tạo là Trưởng phòng, giúp việc cho Trưởng phòng là các Phó trưởng phòng, các Tổ trưởng, Tổ phó Tổ chuyên môn và cán bộ, nhân viên thuộc phòng; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các Tổ trưởng, Tổ phó Tổ chuyên môn do Hiệu trưởng quyết định.

          Điều 4: Những nguyên tắc hoạt động của phòng quản lý Đào tạo.

1. Phòng quản lý Đào tạo - trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành làm việc theo chế độ thủ trưởng. Mọi hoạt động của Phòng phải tuân thủ các quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Trường.

2. Mọi công việc của Phòng đều phải xác định rõ mục tiêu, kế hoạch cùng thống nhất thực hiện theo sự định hướng chỉ đạo của Ban giám hiệu và Hiệu trưởng nhà trường.

3. Phân công xác định rõ thành phần công việc cho các thành viên trong phòng.

4. Phân rõ trách nhiệm quyền hạn, lợi ích đối với các thành viên trong phòng

5. Cán bộ của Phòng phải xử lý và giải quyết công việc đúng trình tự, thủ tục, phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền. Cán bộ của Phòng không được cung cấp thông tin ra bên ngoài khi chưa được sự đồng ý của Trưởng phòng.

6. Trưởng phòng là người đại diện cho Phòng phát biểu chính thức tại các cuộc họp của Nhà trường về những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng phòng sẽ tổ chức hội ý với cán bộ của Phòng để chuẩn bị nội dung cho cuộc họp.

7. Phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trong phòng.

8. Nêu cao tinh thần phê và tự phê, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

CHƯƠNG II

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC

Điều 5: Chức năng

          Phòng quản lý Đào tạo là phòng chức năng tham mưu giúp việc Hiệu trưởng và Ban giám hiệu trong công tác; xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo. Công tác tổ chức quản lý và triển khai, kiểm tra giám sát các kỳ thi, tổng kết đánh giá thực hiện các hoạt động đào tạo hàng năm, kế hoạch đào tạo trung, dài hạn, trong toàn Trường. Công tác quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện việc quy hoạch, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên trên cơ sở nhiệm vụ của trường.

Điều 6: Nhiệm vụ và quyền hạn.

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, giảng dạy, theo dõi kiểm tra đánh giá, tổng kết kế hoạch hàng năm đối với các bậc học khóa học đã được Hiệu trưởng và cấp trên phê duyệt.

2. Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo văn hóa, dạy nghề đối với các hình thức đào tạo theo chức năng nhiệm vụ hoạt động của nhà Trường.

3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, kế hoạch bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho giáo viên.  

4. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phân luồng, tuyển sinh, và kiểm tra giám sát các kỳ thi.

5. Lập kế hoạch, tiến độ đào tạo, thời khoá biểu, kế hoạch giáo viên. Tổ chức giảng dạy, kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo do nhà trường ban hành đối với các bộ môn và từng giáo viên. Thống kê báo cáo về chất lượng đào tạo, sĩ số học sinh, sinh viên. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng và thi nâng bậc. Tổng hợp kết quả học tập.

6. Quản lý kết quả học tập của học viên; quản lý hệ thống dữ liệu, tài liệu văn bản có liên quan đến công tác đào tạo theo quy trình và quy chế hiện hành.

7. Tổ chức phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu học tập của trường, xây dựng hệ thống quy chuẩn đánh giá trong công tác khảo thí, thi cử. Lập kế hoạch sử dụng phòng học, hội trường.

8. Thực hiện quản lý, tổ chức thẩm định biên soạn chương trình giáo trình, đề cương môn học, đổi mới phương pháp dạy học.

9. Chuẩn bị công tác tổ chức khai giảng, bế giảng, tổng kết, đánh giá các lớp, khóa học theo quy định.

10. Phối kết hợp với các cơ quan ban ngành cấp trên, các đối tác và các đơn vị phòng ban trong trường thực hiện nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực đào tạo và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

11. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch mở rộng các loại hình Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của xã hội và thị trường lao động.

12. Tư vấn giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp.

13. Phối hợp với phòng HSSV thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên, công tác giáo viên chủ nhiệm theo quy định của Trường.

14. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký xin mở ngành, đề xuất cấp phép cho mở các khoá học, lớp học trong toàn trường. Chuẩn bị nội dung chương trình, giáo trình cho các hệ đào tạo trong và ngoài Trường. Nghiên cứu đổi mới các chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp dạy học.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Ban giám hiệu, Hiệu trưởng nhà trường phân công.

          Điều 7: Cơ cấu tổ chức của Phòng quản lý Đào tạo

- Trưởng phòng: 01

- Phó trưởng phòng: 01 người

- Bộ phận Tổ bộ môn: 2 người

- Bộ phận Tuyển sinh: 01 người

- Bộ phận Giáo vụ: 01 người

- Bộ phận giáo viên; 01 người (chưa tính các giáo viên chuyên môn)

          Biên chế viên chức, vị trí việc làm và số lượng người làm việc của Phòng quản lý Đào tạo được Hiệu trưởng phân bổ hàng năm theo quy mô đào tạo và cơ cấu tổ chức của Trường.

Điều 8: Lề lối làm việc, chế độ hội họp và báo cáo.

         1. Làm việc theo kế hoạch, lịch cụ thể của phòng và được ghi trên bảng lịch công tác.

         2. Cuối ngày thứ sáu hàng tuần các bộ phận báo cáo kết quả nhiệm vụ công việc đã thực hiện cho trưởng phòng, Trưởng phòng sẽ trực tiếp tổng hợp kết quả,  nhận xét, đánh giá đưa ra ý kiến chỉ đạo công việc chung, trên cơ sở đó lập phương hướng nhiệm vụ của tuần, tháng.

         3. Cán bộ và nhân viên trong phòng chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, kịp thời đề xuất ý kiến để công việc đạt hiệu quả; đoàn kết, hợp tác, tương trợ; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ đột xuất được cấp trên phân công.

         4. Cán bộ của Phòng phải xử lý và giải quyết công việc đúng trình tự, thủ tục, phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền. Cán bộ của Phòng không được cung cấp thông tin ra bên ngoài  khi chưa được sự đồng ý của Trưởng phòng.

         5. Mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao, những công việc ngoài quyền hạn, nhất thiết phải báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo cấp trên để giải quyết.

         6. Mỗi cán bộ của Phòng phải hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp thể hiện trên các mặt: Tinh thần chủ động và trách nhiệm trước công việc; thực hiện văn hóa công sở; Quy trình giải quyết công việc và chế độ báo cáo; Chất lượng và hiệu quả thực thi nhiệm vụ được giao; Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

         7. Lãnh đạo Phòng quản lý Đào tạo dự họp đầy đủ các cuộc họp giao ban định kỳ tuần, tháng, quý do Phó Hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực hoặc Hiệu trưởng triệu tập và các cuộc họp khác có liên quan đến công tác đào tạo.

         8. Nhân viên làm việc tại Phòng phải thực hiện đúng quy định về giờ giấc làm việc của Trường. Nếu có lý do chính đáng cần đi muộn, về sớm hoặc nghỉ việc phải báo cáo lãnh đạo Phòng và phải chủ động sắp xếp công việc của Phòng thuộc lĩnh vực được phân công để bảo đảm công việc luôn thông suốt.

         9. Hết giờ làm việc phải sắp xếp gọn gàng hồ sơ, tài liệu, tắt thiết bị điện, khoá cửa cẩn thận.

         10. Tập thể, cá nhân khi có nhu cầu làm việc ngoài giờ phải báo cáo lãnh đạo Phòng.

        11. Nhiệm vụ và phương thức làm việc của Phòng quản lý Đào tạo sẽ được bổ sung hoàn thiện hàng ngày.

          Điều 9: Quy trình quản lý văn bản, tài liệu, xử lý công văn đến và thủ tục giải quyết công việc

1.    Quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu điểm, phần mềm:

          1.1. Hồ sơ về các quyết định cho phép mở ngành, nghề; các chương trình đào tạo, kế hoạch tiến độ đào tạo, các quyết định ban hành các quy định, quy chế, chương trình…; các số liệu tổng hợp, các báo cáo sơ kết, tổng kết của Trường do Trưởng phòng trực tiếp quản lý. Phó trưởng phòng và nhân viên của Phòng chịu trách nhiệm lưu giữ các dữ liệu trên máy tính, văn bản, hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ liên quan đến công việc được phân công.

          1.2. Các văn bản do nhân viên chuẩn bị phải được lưu trữ lâu dài trên máy tính theo các thư mục một cách khoa học để dễ tìm kiếm, sẵn sàng đáp ứng các đề nghị truy vấn dữ liệu khi có yêu cầu. 

2.     Xử lý công văn đến:

         - Bước 1: Nhân viên phụ trách công tác văn thư của phòng tiếp nhận công văn đến do Văn phòng hiệu Trưởng hoặc các đơn vị trong trường đưa đến;

         - Bước 2: Tất cả các công văn đến đều phải chuyển đến Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng (khi được uỷ quyền) để xem xét, chỉ đạo xử lý;

         - Bước 3: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng căn cứ nội dung yêu cầu của công văn trực tiếp giải quyết hoặc yêu cầu các nhân viên liên quan tổ chức, thực hiện theo yêu cầu.

         Thủ tục giải quyết công việc:

          - Bước 1: Tiếp nhận, phân tích mục đích và yêu cầu của công việc được giao, các sản phẩm phải có sau quá trình xử lý;

         - Bước 2: Xác định văn bản, hồ sơ, tài liệu, trang thiết bị và các đối tượng liên quan đến công việc được giao;

         - Bước 3: Chủ động xử lý công việc với tiến độ và chất lượng tốt nhất (chủ động thực hiện chế độ báo cáo trong quá trình thực thi nhiệm vụ);

           - Bước 4: Viết báo cáo kết quả, chuẩn bị sản phẩm của quá trình xử lý công việc;

           - Bước 5: Hoàn thiện kết quả xử lý công việc sau khi có ý kiến của Trưởng phòng.

           - Bước 6: Lưu trữ kết quả xử lý công việc theo quy định một cách khoa học, an toàn.

  

CHƯƠNG III

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN,

THÀNH VIÊN PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

 Điều 10: Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng:

1. Nhiệm vụ:

1.1. Trưởng phòng có trách nhiệm tổ chức, điều hành, thực hiện nhiệm vụ của phòng theo chức nãng nhiệm vụ đã được Hiệu trưởng quy định và chịu trách nhiệm cá nhân trước Ban giám hiệu về mọi hoạt động của phòng;

1.2. Tổ chức bố trí nhân lực, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong phòng cho phù hợp với công việc;

1.3. Nhận xét các thành viên trong phòng về trình độ, khả năng chuyên môn, tinh thần phục vụ, hiệu quả làm việc để trình Hiệu trưởng xét khen thưởng, đề bạt, hoặc kỉ luật;

1.4. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật và của Trường

1.5. Trực tiếp thực hiện công việc cụ thể theo bảng kế hoạch phân công công việc của phòng

2. Quyền hạn

2.1. ký các văn bản, thủ tục các thông báo...theo quy định và theo sự ủy nhiệm của Hiệu trưởng;

2.2. Tham gia các Hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của Hiệu trưởng.

          Điều 11: Nhiệm vụ của Phó phòng

        1. Phó trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ trách chỉ đạo thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác. Phó trưởng phòng chủ động xử lý các công việc thuộc phạm vi được phân công.

2. Trường hợp Ban giám hiệu làm việc và phân công trực tiếp cho Phó trưởng phòng thì cấp phó phải chịu trách nhiệm thi hành ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu và báo cáo kịp thời với Trưởng phòng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về quyết định của mình.

3. Khi xử lý công việc cụ thể, Phó trưởng phòng có quyền giữ ý kiến riêng và thể hiện rõ ý kiến đó trong phiếu trình để Trưởng phòng xem xét, quyết định. Phó trưởng phòng phải chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các đề xuất của cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ được giao.

Trực tiếp thực hiện công việc cụ thể theo bảng kế hoạch phân công công việc của phòng Đào tạo.

        Điều 12: Nhiệm vụ và trách nhiệm, phạm vi thực hiện công việc của các bộ phận các Tổ trưởng, chuyên viên, giáo viên trong phòng:

1. Chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của Trưởng phòng và Phó trưởng phòng phụ trách phần việc của Phòng đã được Trưởng phòng phân công phụ trách; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công chức, viên chức, công vụ, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định của Phòng và Nhà trường.

2. Nắm vững hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực công tác của Phòng, nhất là các văn bản liên quan trực tiếp đến lĩnh vực công tác của mình đã được Trưởng phòng phân công, đảm bảo vận dụng chính xác, kịp thời vào các tình huống cụ thể; Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên của Trường khi đến giải quyết công việc trên cơ sở đảm bảo đúng nguyên tắc và theo quy định của pháp luật; 

3. Phát huy tính chủ động, sáng tạo để giải quyết công việc đúng thời hạn được giao, đảm bảo chất lượng, tuân thủ quy trình xử lý công việc, đảm bảo về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản và có quyền giữ ý kiến riêng, thể hiện ý kiến đó trong phiếu trình để Trưởng phòng xem xét, quyết định. Nhân viên của Phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về công việc được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thi hành nhiệm vụ. Thời hạn hoàn thành các công việc liên quan đến các đơn vị khác trong Trường, các công việc khác do Trưởng phòng, Phó trưởng phòng phân công phải được hoàn thành đúng thời hạn khi nhận nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực thi công việc, có khó khăn, vướng mắc thì phải kịp thời báo cáo với Trưởng, Phó phòng được biết để tìm hướng giải quyết.

4. Trực phòng theo lịch trình được phân công. Các công việc của người trực phòng gồm: Mở/đóng cửa phòng làm việc, nội vụ phòng làm việc, chuẩn bị nước uống. Trong trường hợp đột xuất thì nhân viên chủ động nhờ nhân viên khác trong Phòng thay thế hoặc báo cáo cho lãnh đạo Phòng để xử lý.

5. Trường hợp Ban Giám hiệu yêu cầu làm việc trực tiếp với nhân viên thì nhân viên phải có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu để làm việc. Sau khi làm việc, nhân viên có trách nhiệm báo cáo kịp thời với Trưởng phòng.

6. Chủ động phối hợp công tác, trao đổi ý kiến về các vấn đề có liên quan, cung cấp thông tin hoặc thảo luận trong Phòng, nhóm công tác trong quá trình xử lý công việc cụ thể. Trường hợp cần thiết, nhân viên có quyền đề nghị Trưởng phòng phân công thêm người để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

7.  Nhân viên được Trưởng phòng cử tham dự họp sơ kết, tổng kết công tác hoặc bàn các vấn đề liên quan đến công việc được phân công thực hiện khi được mời dự, có quyền đề xuất với Trưởng phòng để đề nghị Trường cung cấp tài liệu cần thiết liên quan đến công việc được giao; tham gia đoàn công tác của Trường khi được Ban Giám hiệu phân công.

8. Viết báo cáo công tác tháng theo mẫu quy định. Dự các cuộc họp Phòng theo kế hoạch.

Trực tiếp thực hiện công việc cụ thể theo bảng kế hoạch phân công công việc của phòng quản lý Đào tạo.

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Điều 13: Hiệu lực thi hành

1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ này ký.

          2. Các thành viên trong phòng căn cứ chức trách nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm thực hiện nghiêm nội dung đã quy định, trong quá trình thực hiện có nội dung nào chưa rõ hoặc không phù hợp trực tiếp báo cáo về Lãnh đạo phòng , Ban giám hiệu Nhà trường để xem xét chỉnh sửa cho phù hợp./. 



Thông tin mới

Video clip

JW Player goes here

Hỗ Trợ Online

    Yahoo:

    https://www.facebook.com/thuanthanh.daynghe
    Skype:
    My status
    Zalo:0976685119
    Hotline:
    0986989818

    0912615330

Hoạt động nổi bật

Thống Kê

  • Tổng số danh mục: 55
  • Tổng trang tin: 169
  • Tổng số truy cập: 2357466
  • Tổng số trang xem: 2446502