Hình ảnh lớp học thực hành » HỌC TẬP VÀ THỰC HÀNH CÁC LỚP NĂM 2013
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HỌC TẬP VÀ THỰC HÀNH
CÁC LỚP NĂM 2013
Thực hiện Quyết định số 1956 ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, Năm 2013 Trường TCN Kinh tế Kỹ thuật và Thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành đã xây dựng, triển khai kế hoạch phù hợp với từng cơ sở Xã, Thị trấn về việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện Thuân Thành và Gia Bình.
Nhà trường đã tiến hành triển khai nhiều hoạt động: tuyên truyền, tư vấn học nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT; điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT; thí điểm các mô hình dạy nghề cho LĐNT; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập; phát triển các chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề; phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo cả về lượng và chất...
Đặc biệt đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ LĐNT tham gia học nghề. Căn cứ chỉ tiêu đào tạo hàng năm và kế hoạch dạy nghề cho LĐNT của trường, BCĐ huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức các lớp dạy nghề theo nhu cầu học nghề của LĐNT tại các xã, thị trấn.
Năm 2013, nhà trường tuyển sinh, đào tạo 41 lớp sơ cấp nghề; Đào tạo và kết thúc 01 lớp TCN nghề Kế toán doanh nghiệp và liên kết đào tạo 01 lớp Đại học Quản lý kinh tế
Tổng số lớp được các cấp giao là 41 lớp với 1270 lao động. Trong đó, UBND huyện phê duyệt là 21 lớp; Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh giao là 4 lớp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 6 lớp; Tổng cục dạy nghề giao 10 lớp. So với năm 2012 tăng là 15 lớp (vượt 57.7%).
Với các chuyên ngành: Kỹ thuật trồng nấm; Chăn nuôi thú y; Kỹ thuật trồng trọt; Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Tin học và May công nghiệp; Gò thúc tranh đồng mỹ thuật; Đúc dát đồng; Kỹ thuật nấu ăn; Kỹ thuật trồng rau an toàn; Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản…
* Chất lượng đào tạo:
Tổng số lao động được đào tạo: 1270 lao động. Trong đó :
+ Tỷ lệ Nam chiếm 24.0 %; Nữ chiếm 76.0%.
+ Trình độ học vấn: THCS chiếm 43.0%; THPT chiếm 57.0%
+ Độ tuổi: Từ 15-35 chiếm 34.3%; Từ 36-50 chiếm 47.7%; Từ 51-60 tuổi chiếm 18.0%.
* Về kết quả đào tạo: Tổng số học viên đã tốt nghiệp là 1242/1270 đạt 97.8% trong đó xếp loại xuất sắc chiếm 0.4%; Loại giỏi chiếm 27.0%; Loại khá chiếm 59.5%; Loại trung bình khá chiếm 12.8%; Loại trung bình chiếm 0.08%
Với các lĩnh vực như: Nông nghiệp – Thủy sản chiếm 37.8%; Nhóm nghề công nghiệp – Dịch vụ chiếm 46.9%; Nhóm nghề truyền thống chiếm 15.4%;
* Hiệu quả sau đào tạo:
Số lao động đã kết thúc các khóa học của nhà trường cơ bản đã có việc làm, các nghề như Nghề nông nghiệp các học viên đã áp dụng tốt công tác thâm canh tăng vụ, nâng cao năng xuất cây trồng, đồng thời cũng biết cách phòng trừ sâu bệnh cho chính gia đình và địa phương mình thông qua các lớp Kỹ thuật trồng trọt của Trường tổ chức.
Kỹ thuật trồng Rau an toàn tại xã Trạm Lộ
Nghề Kỹ thuật nấu ăn đã giúp cho học viên có những kiến thức cơ bản nhất trong kỹ thuật nấu ăn, biết các phương pháp chế biến món ăn và kỹ thuật pha chế đồ uống, biết vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm... Các lớp nấu ăn sau khi kết thúc khóa học đã tổ chức thành từng nhóm liên kết nhận đơn đặt hàng của các hội nghị, các lễ hội,... khá hiệu quả tăng thu nhập cho gia đình.
Lớp Kỹ thuật nấu ăn tại xã An Bình
Nghề May công nghiệp, các học viên tham gia học chuyên cần, hăng hái thực hành với đầy đủ nguyên vật liệu thực hành. Với nghề này đã mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng ký kết hợp đồng nhận bao tiêu sản phẩm dài hạn.
Lớp May công nghiệp tại xã Nhân Thắng
Đặc biệt nghề truyền thống tại các làng nghề đã phát huy tác dụng tốt, tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động, có thu nhập cao và giữ gìn được bản sắc văn hóa làng nghề và nâng cao giá trị văn hóa dân tộc.
Nghề Đúc dát động tại xã Nguyệt Đức
Mặc dù trong cùng một thời điểm với nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nhau nhà trường luôn chủ động trong công tác tuyển sinh mở lớp đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch giao; đa dạng các loại hình, ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người lao động; Chú trọng khôi phục phát triển nghề truyền thống, nâng cao chất lượng dạy và học; đẩy mạnh công tác tham mưu đề xuất với các cấp kế hoạch công tác năm 2013 hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra và vượt chỉ tiêu 57.7% so với năm 2012
Nhìn chung trong công tác tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đơn vị đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể và các xã thị trấn trong thực hiện mục tiêu kế hoạch của Trường.
Thường xuyên chỉnh sửa, bổ sung chương trình và giáo trình cho phù hợp với thực tế, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Các ngành nghề đào tạo đều đảm bảo gắn với đầu ra nên lao động sau đào tạo đều có việc làm và đã vận dụng, phát huy khá hiệu quả kiến thức kỹ năng nghề trong công việc thu nhập được ổn định phát triển hơn.
Với công tác đào tạo nghề của nhà trường đã đạt được trong năm 2013, tập thể lãnh đạo, cán bộ giáo viên nhà trường sẽ cố gắng lỗ lực thực hiện tiếp kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2014 đạt kết quả tốt./.- Đăng tin: Phạm Ngọc Lập-