Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/voctt/domains/vocthuanthanh.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Sản phẩm : Báo cáo 5 năm thực hiện, KH Tuyển sinh 2014-2020

Danh mục

Tìm Kiếm

tin tức

Hoạt động nổi bật

Bạn đang ở : Trang chủ » Danh mục


Kế hoạch 2014-2020 » Báo cáo 5 năm thực hiện, KH Tuyển sinh 2014-2020




THÔNG TIN CHI TIẾT

UBND HUYỆN THUẬN THÀNH

TRƯỜNG TRUNG CẤP  NGHỀ

KINH TẾ-KỸ THUẬT VÀ THỦ CÔNG

MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG

THUẬN THÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

            

 

 

             Số: 210/BC-TCN                          Thuận Thành, ngày 03 tháng 11 năm 2014

 

BÁO CÁO

 Kết quả thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

giai đoạn (2010-2014) kế hoạch giai đoạn 2015-2020

I. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:

1. Công tác lập kế hoạch và cụ thể hóa các nhiệm vụ:

Trong công tác thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ, UBND huyện Thuận Thành có Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành Chương trình Đào tạo nghề với giải quyết việc làm giai đoạn năm 2011-2015, định hướng đến 2020. Đồng thời kiện toàn và thành lập BCĐ Đào tạo nghề từ huyện tới các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, xây dựng qui chế hoạch động, kế hoạch cụ thể hóa các giải pháp của chương trình, phân công các thành viên BCĐ theo chức năng nhiệm vụ, mỗi thành viên đã chủ động lập kế hoạch, xây dựng chương trình phối hợp trong tổ chức thực hiện làm cơ sở cho các xã thị trấn thực hiện, từng bước đã tạo ra hệ thống chỉ đạo từ huyện tới các cơ sở thông qua các nhiệm vụ thống nhất thực hiện.

2. Hoạt động tuyên truyền:

Đề án được triển khai rộng rãi và đi vào thực tiễn, các cơ quan, các ngành liên quan đã vào cuộc kịp thời triển khai các văn bản hướng dẫn. Trong 5 năm qua, với tư cách thành viên BCĐ, nhà trường đã áp dụng khá hiệu quả các văn bản hướng dẫn của các cấp trong việc triển khai thực hiện Đề án về dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc CTMTQG vào quá trình quản lý và đào tạo. Chủ động xây dựng chương trình phối hợp liên ngành giữa nhà trường - Hội liên hiệp phụ nữ - Huyện đoàn - Hội nông dân, nhằm tạo sự chủ động trong tổ chức thực hiện của mỗi ngành thành viên như: Công tác rà soát nhu cầu học nghề ở mỗi cơ sở gắn với quy hoạch các cụm khu công nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất ở cơ sở, giúp cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo được sát với thực tế hơn, thông qua kế hoạch tổ chức thực hiện hàng năm, Nhà trường luôn chủ động tham mưu cho BCĐ nghề huyện, thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát các hoạt động, chỉ đạo cụ thể hóa ở từng cơ sở về thực hiện các nội dung giải pháp đề án 1956 của Chính Phủ, kịp thời đánh giá kiểm điểm những ưu điểm và những tồn tại ở mỗi cơ sở từ đó đề ra các giải pháp sửa chữa khắc phục cho cơ sở như: Xây dựng mô hình điểm thực hiện tổ chức hoạt động và lập kế hoạch đào tạo nghề ở cơ sở (xã Xuân Lâm, Nguyệt Đức, Mão Điền,...) khá hiệu quả. Đồng thời, lập kế hoạch khôi phục các làng có nghề truyền thống, thông qua đó làm chuyển biến nhận thức trong cấp ủy, chính quyền từ xã tới thôn có nghề truyền thống được nhân dân hưởng ứng ủng hộ cao. Tiêu biểu như: Nghề Đúc dát đồng thôn Đào Viên xã Nguyệt Đức, Điêu khắc gỗ thôn Bình Cầu xã Hoài Thượng, nghề làm Đậu thôn Trà Lâm xã Trí Quả, nghề làm Tương thôn Đình Tổ xã Đình Tổ, Tạc tượng múa rối nước thôn Đồng Ngư xã Ngũ Thái…bước đầu đã đào tạo cho các làng nghề có nguồn nhân lực dồi dào từng bước vững về tay nghề đặc biệt có ý thức trách nhiệm với làng nghề và yêu nghề hơn. Bên cạnh đó một số nghề mới được giữ vững và từng bước phát triển.

3- Thực hiện cụ thể hóa các nhiệm vụ:

3.1-Xây dựng nội dung chương trình đào tạo:

            Cùng với các hoạt động chỉ đạo của các cấp, nhà trường đã chủ động kịp thời gắn công tác đào tạo với phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đáp ứng các đối tượng học, với nội dung đào tạo bảo đảm tính khoa học, cập nhật kịp thời những công nghệ mới, đổi mới phương pháp dạy và học

Trong những năm qua, nhà Trường đã rà soát bổ sung và đăng ký hoạt động dạy nghề trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 21 nghề hệ sơ cấp, 07 nghề hệ trung cấp. Đồng thời điều chỉnh bổ sung chương trình giáo trình cho phù hợp với nhu cầu đăng kí học nghề và thực tế của từng ngành nghề. Hàng năm lập dự toán định mức chi cho từng ngành nghề dựa trên các văn bản hướng dẫn về công tác tài chính kế toán của nhà nước đúng qui định.

3.2-Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề:

Do đặc thù là đơn vị trường cấp huyện nhận thức và đầu tư chưa được quan tâm đúng mức,đội ngũ giáo viên có mặt tới thời điểm báo cáo là 20/24 trong đó; trong biên chế 9 giáo viên chiếm tỷ lệ 45% (cơ hữu 4, kiêm nghiệm 5) và 11 giáo viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế chiếm tỷ lệ 55%. Nhìn chung so với qui chuẩn tỷ lệ giáo viên trên đầu học sinh (1/20) thời điểm hiện tại nhà trường đội ngũ giáo viên làm việc quá tải (1/44). Song với phương châm chủ động tham mưu đề xuất về mọi mặt tăng cường nâng cao năng lực kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Những năm qua nhà trường đã cử đi đào tạo 4 viên chức và giáo viên học cao học chuyên ngành đào tạo và 2 đồng chí hoàn thiện văn bằng hai, cử 8 đồng chí tham dự các chương trình nghiệp vụ nâng cao do tổng cục dạy nghề triệu tập. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Công tác nhân sự trong hoạt động nhà trường bước đầu được chuẩn hóa theo đề án được phê duyệt.

4. Kết quả đào tạo nghề năm 2010-2014: (Phụ lục 1.1 đính kèm ).

 Số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956/CP. Nhà trường tổ chức khai giảng được 161 lớp trình độ sơ cấp nghề cho 4870 lao động. Trong đó: lao động nữ 3172 chiếm 65.1%; Lao động thuộc các đối tượng chính sách là: 417 lao động chiếm 8.56%, trong đó thuộc diện thu hồi đất 224 lao động chiềm 53.71%; diện hộ nghèo 133 lao động chiếm 31.8%; diện gia đình thương binh, gia đình liệt sỹ 57 lao động chiếm 13.6%. Cơ cấu ngành nghề thuộc các lĩnh vực Nông nghiệp 2100 lao động chiếm 43.1%; Phi nông nghiệp gồm (Công nghiệp, dịch vụ, nghề truyền thống) là 2770 lao động chiếm 56.9%.

Chất lượng lao động được đào tạo: số lao động có tuổi đời từ 15-35 tuổi chiếm 46%, lao động tuổi đời từ 36-50 tuổi chiếm 43%, lao động có tuổi đời từ 51-65 tuổi chiếm 11%. Trình độ học vấn tham gia học nghề tốt nhiệp THCS chiếm 54%, THPT chiếm 46% .

Chất lượng tốt nghiệp qua mỗi khóa học số có tay nghề loại giỏi chiếm 30%, tay nghề loại khá chiếm 57.5% qua khảo sát thực tế lao động qua đào tạo cho thấy từng bước được thị trường chấp nhận, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, cơ bản lao động trong độ tuổi từ 36 tuổi trở xuống chiếm 46% thuộc các nghề; nghề Truyền Thống, nghề Điện, May vv.. cơ bản đa phần lao động ngoài độ tuổi tuyển dụng các doanh nghiệp từ 51 tuổi trở xuống một số thành lập tổ hợp, tổ nhóm, tạo ra những mô hình sản xuất linh hoạt hơn hiệu quả theo qui mô đồng vốn của bản thân và gia đình như: Mô hình sản xuất Đậu thôn trà Lâm - xã Trí Quả, sản xuất nấm thương phẩm xã Nghĩa Đạo, xã An Bình vv..và nhiều mô hình tiêu biểu khác.

Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 5 năm qua bước đầu đã gặt hái được nhiều kết quả trên các lĩnh vực như: Làm chuyển hóa nhận thức trong mỗi cấp ủy, chính quyền ở mỗi cấp. Đặc biệt ý thức người dân thấy được quyền lợi của mình về sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với lao động nông nghiệp, nông thôn, nông dân góp phần tạo ra động lực xây dựng mô hình nông thôn mới, nhiều đơn vị thực hiện khá hiệu quả như xã An Bình, Đình Tổ, Xuân Lâm, Mão điền vv… Nhiệm vụ đào tạo nghề từng bước được nhiều cơ sở xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình công tác hàng tháng, quý, năm…cùng với sự chủ động của nhà trường trong những năm vừa qua công tác đào tạo nghề so với chỉ tiêu của địa phương giao hàng năm nhà trường đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Số lao động do Nhà trường đào tạo chiếm 48.7% so với tổng chỉ tiêu kế hoạch của Huyện đề ra hàng năm, điều đó từng bước khẳng định rõ vai trò chủ đạo và then chốt trong công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện, đây là kết quả phấn đấu của cả tập thể cán bộ giáo viên, viên chức lao động nhà trường, sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn trong toàn huyện suốt 5 năm qua.

Với kết quả trên, các mô hình điển hình và cá nhân tiêu biểu sau đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được các thành viên BCĐ Nghề các cấp đầu tư xây dựng phát triển đạt hiệu quả và nhân rộng đó là:

 Mô hình học viên sau học nghề điển hình:

+/ Đỗ Quang Tĩnh: Cá nhân tiêu biểu sau lớp học nghề điêu khắc gỗ thôn Bình Cầu, xã Hoài Thượng – huyện Thuận Thành .

+/ Mô hình sản xuất Đậu phụ – thôn trà lâm, xã Trí Quả – huyện Thuận Thành, do chi hội phụ nữ thực hiện.Ngoài ra nhà trường đã cùng BCĐ Nghề các xã gắn đào tạo nghề với xây dựng mô hình nông thôn mới được nhiều cơ sở thực hiện khá hiệu quả như xã An Bình… ( phụ lục 1.2 đính kèm)

5Hỗ trợ đầu tư ban đầu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề ; (phụ lục 1.3 đính kèm)

5.1-Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Nhà Trường được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt danh sách đối với các trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống trong quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/01/2009 tại Quyết định 613/QĐ-LĐTBXH ngày 14/5/2010. UBND tỉnh Bắc Ninh ra Quyết định phê duyệt dự án đầu tư Nghề trọng điểm, trường trọng điểm với tổng kinh phí đầu tư 730.200.265.000đ trong đó;

-Xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn 1 tổng mức đầu tư theo Quyết định số 1151/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 là: 148.284.000.000đ.

-Xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn 2 tổng mức đầu tư theo Quyết định số 1250/QĐ-UBND ngày 21/9/2010 là: 393.315.000.000đ.

- Đầu tư cho 03 nghề trọng điểm cấp Quốc gia theo Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 16/11/2011, Nghề Đúc dát đồng mỹ nghệ; Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Cơ điên nông thôn. Với tổng kinh phí đầu tư là 188.601.265.000đ.Quá trình triển khai thực hiện dự án trong điều kiện kinh tế gặp khó khăn song với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ngày 27 tháng 9 năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách công trình trọng điểm cấp bách tại văn bản số 1734/TTg-KTN, cho phép thu hồi sử dụng 12,7ha xây dựng trường đến nay đã GPMB đền bù 4,5ha. Đồng thời thực hiện khởi công gói hạ tầng kỹ thuật xây dựng trường giai đoạn một, mức kinh phí đầu tư tới thời điểm báo cáo là 37.879.800.000đ so với kế hoạch phê duyệt, vốn đầu tư còn rất khiêm tốn cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ của các cấp dự án mới có thể hoàn thành trong điều kiện cơ sở vật chất nhà xưởng chưa được xây dựng trong khi trang thiết bị dạy nghề được mua sắm chưa sử dụng được tối đa và hiệu quả. Phần nào ảnh hưởng lớn cho công tác tuyển sinh và kế hoạch đào tạo của nhà trường.

5.2-Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Những năm qua công tác đào tạo nghề luôn được nhà trường chú trọng thực hiện nghiêm túc với phương tâm đào tạo luôn gắn với phát triển qui hoạch các cụm, khu công nghiệp, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qui hoạch vùng sản xuất trên địa bàn thực hiện chính sách hỗ trợ đúng đối tượng theo qui định; tổng kinh phí nhà trường đảm nhận với các cấp được cụ thể như sau: Tổng mức kinh phí đầu tư: 6.714.000.000đ trong đó chia ra từ các nguồn

- Đào tạo theo địa chỉ mô hình tổng cục dạy nghề giao: 659.000.000đ chiếm 9,8%

- Đào tạo phục vụ công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng các mô hình tại các cơ sở trên địa bàn huyện tổng mức kinh phí: 4.289.000.000đ chiếm 63,9%

- Đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tổng kinh phí là: 1.766.000.000đ chiếm 26.3%. Trong quá trình thực hiện bảo đảm chi đúng mục đích đúng đối tượng và nguyên tắc tài chính theo qui định.

6- Hiệu quả sau đào tạo

6.1-Về công tác chỉ đạo, lãnh đạo:

- Quá trình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhà trường đã góp phần tạo chuyển biến nhận thức trong các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về nhiệm vụ đào tạo nghề. Qua đó cơ bản các xã, thị trấn đã đưa công tác dạy nghề với giải quyết việc làm là nhiệm vụ trọng tâm đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ, Chi bộ chương trình công tác tháng, quý, năm.

- Thực hiện công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền cơ sở từng bước thực hiện có hiệu quả và nề nếp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy nghề phù hợp nhu cầu của người học, nghề học, đặc điểm từng địa phương. Số lao động có việc làm, có thu nhập khá đạt cao hơn so với những năm trước

6.2-Về hiệu quả kinh tế:

- Tạo nguồn nhân lực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng cơ sở xã, thị trấn, giúp tạo ra vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh cho khu vực nông nghiệp – công nghiệp;

- Thu nhập bình quân của lao động thuộc các nhóm nghề: Nhóm nghề nông nghiệp đạt 2-2.5 triệu đồng/01tháng, Nhóm nghề lĩnh vực cơ điện – công nghiệp và kinh tế đạt 3-3.5 triệu đồng/01 tháng, Nhóm nghề truyền thống đạt 5-7 triệu đồng/01 tháng, góp phần làm giàu, giảm nghèo cho mỗi gia đình và toàn xã hội.

- Thông qua việc thực hiện kế hoạch đào tạo nghề hàng năm, các đối tượng lao động nông thôn, nhất là nông dân đã quan tâm hơn đến học nghề, tạo việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của người lao động cũng như xu thế phát triển chung của cả cộng đồng.

6.3-Về hiệu quả xã hội:

Đề án đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội nhận thức của lao động nông thôn về dạy nghề và giải quyết việc làm, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần tạo ra một xã hội học tập, tạo ra tiền đề quan trọng trong việc hình thành ý thức và thói quen của lao động nông thôn dành ưu tiên cho việc học nghề, tạo việc làm, góp phần tạo và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở khu vực xã, thị trấn nơi có chuyển đổi đất, thực hiện có hiệu quả trong công tác giảm nghèo ở cơ sở, tạo cho ổn định an ninh thôn xã tốt hơn.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

1. Đánh giá chung:

 Nhà trường đã từng bước thực hiện thành công mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Dự án Chương trình mục tiêu quốc gia, các ngành nghề đào tạo ngày càng được nhân rộng. Số lượng và chất lượng lao động nông thôn được học nghề ngày càng tăng, sử dụng nguồn kinh phí CTMTQG theo đúng quy định, từng bước có hiệu quả. Một bộ phận lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm ổn định tại các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ hoặc chuyển đổi nghề, đặc biệt tham gia khôi phục phát triển các nghề truyền thống, tạo thu nhập bền vững. Từng bước tạo ra nhiều mô hình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, truyền thống có hiệu quả. Bước đầu có thu nhập khá, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn.

Nhận thức của cấp ủy-chính quyền từ xã tới thôn về  dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đề cao và được cụ thể hóa, bằng nhiều hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua website…, giúp cho lao động nông thôn nắm bắt được cơ chế, chính sách ưu đãi khi tham gia học nghề; Từ đó giúp cho công tác tuyển sinh mở lớp đào tạo bảo đảm đúng đối tượng theo qui định, chất lượng từng bước được khẳng định. Đặc biệt nhận thức trong người học nghề được nâng cao số lao động có nhu cầu học nghề ngày càng sát với thực chất hơn, tỷ lệ tham gia học bình quân trên lớp học luôn bảo đảm đạt từ 80% trở lên, chất lượng học tập sau kết thúc mỗi khóa học ngày càng được khẳng định rõ, Quá trình đào tạo nhà trường luôn chú trọng nâng cao kỹ năng nghề và định hướng lập nghiệp cho mỗi lớp học sau khóa đào tạo (4870 lao động nông thôn). Kết quả số lao động  sau khi học nghề làm đúng với nghề được đào tạo, chiếm 88.9%. Số lao động được doanh nghiệp tuyển dụng là 1.875 lao động (Chiếm 43.3%), lao động tự tạo việc làm là 2.155 lao động (chiếm 49.8%) và Số lao động thành lập tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp là 300 lao động (chiếm 6.9%), Đặc biệt là nhóm nghề truyền thống đạt từ 80% trở lên đều có việc làm ổn định và có mức thu nhập cao từ 5 triệu đến 7 triệu đồng tùy theo từng vị trí đảm nhận làm theo mỗi sản phẩm.

2-Những tồn tại và bất cập:

2.1. Hoạt động của BCĐ Nghề:

- Công tác chỉ đạo ở một số ít Ban chỉ đạo nghề, các cấp chính quyền cơ sở,…còn nặng tính hình thức, mang tính chất hành chính sự vụ, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm từng địa phương, thiếu định hướng dài hạn, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thị trường dẫn đến công tác đào tạo nghề không đạt chỉ tiêu hoặc chất lượng đối tượng tham gia học nghề hạn chế. Lao động tại một số ít các làng có nghề truyền thống nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ và trách nhiệm với nghề do cha ông để lại, dẫn đến một số hoạt động manh mún,nhỏ lẻ và ngày một mai một.

- Kinh phí đầu tư,còn dàn trải, việc triển khai thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng lĩnh vực, không tập trung tạo ra mũi nhọn, động lực thúc đẩy đối tượng học nghề, dẫn đến hiệu quả một số nghề đào tạo không cao.

- Tư vấn phân luồng học sinh ngay tại các bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông, chưa đươc thật sự quan tâm ở nhiều cấp, coi đây là nhiệm vụ của ngành giáo dục, cơ sở đào tạo nghề chưa tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về tầm quan trọng của dạy nghề trong mỗi cơ sở. Trong khi đó Trung ương, Tỉnh ủy đã có Chỉ thị chuyên đề về thực hiện phân luồng học sinh tại các bậc học cuối cấp.

2.2-Công tác tổ chức và biên chế nhà trường:

Chưa được quan tâm đúng mức từ đội ngũ  quản lý các phòng khoa chuyên môn, ban giám hiệu từ trang thiết bị cơ sở vật chất làm việc cho con người tham gia thực hiện nhiệm vụ còn rất khiêm tốn. Đội ngũ giáo viên cơ hữu tham gia giảng dạy không được bổ sung tăng cường kịp thời so với qui chuẩn vượt 29 học sinh trên đầu giáo viên.

2.3-Cơ sở vật chất:

Nhà xưởng, phòng lớp học tuy được qui hoạch và được các cấp phê duyệt. Song việc đầu tư kinh phí xây dựng cho các hạng mục hạn chế, đến nay gói hạ tầng kỹ thuật đang hoàn thiện tiến độ vốn cấp hạn chế…, trong khi đó qui mô đào tạo nhà trường trong những năm qua nhu cầu học nghề các bậc trình độ ngày một cao, bình quân 1217 lao động trên năm.

3- Nguyên nhân:

-  Nhận thức của một số ít cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở về chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn còn chưa đầy đủ. Công tác chỉ đạo điều hành một số Ban chỉ đạo nghề cơ sở còn mang tính hình thức, văn bản là chủ yếu, thiếu định tính và định lượng cụ thể cho hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương còn chưa xác định rõ mục tiêu, giải pháp cho công tác này, không quan tâm đầy đủ, đúng mức, thiếu chính sách cụ thể hóa để huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác đào tạo nghề cơ bản nguồn đào tạo vẫn từ ngân sách là chính.

- Việc thực hiện các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nguồn kinh phí cho hoạt động dạy nghề, nguồn vốn cho hoạt động sau đào tạo nghề, việc bao tiêu hỗ trợ các sản phẩm nghề sau sản xuất,…còn nhiều hạn chế

- Công tác tổ chức thực hiện các kế hoạch đào tạo nghề còn chưa đồng bộ, còn giao trách nhiệm chính cho một số cán bộ chuyên trách hoặc tự các cơ sở dạy nghề phải đơn phương thực hiện nên hiệu quả chưa cao.

4- Bài học kinh nghiệm:

4.1- Luôn có sự chủ động tham mưu và phối hợp chặt chẽ của mỗi cấp mỗi ngành trong cả hệ thống  chính trị về thực hiện các nội dung  Đề án 1956 của Chính Phủ. Thông qua chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành nhằm bảo đảm tính đồng bộ trong công tác rà soát tuyển sinh và mở lớp đào tạo.

4.2- Triển khai công tác rà soát đúng đối tượng có nhu cầu học nghề của lực lượng lao động bảo đảm chặt chẽ, khách quan và thật sự trách nhiệm. Đặc biệt vai trò chủ đạo của BCĐ nghề ở mỗi cấp

4.3- Nhà trường luôn chủ động với vai trò tham mưu bám sát nhu cầu học nghề để xây dựng và bổ sung chương trình đào tạo cho mỗi ngành nghề đào tạo  phù hợp với thực tế của từng địa phương và lớp học yêu cầu, coi trọng đội ngũ giáo viên cơ hữu của nhà trường và phối hợp với cơ sở đào tạo,đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và truyền nghề để tham gia đào tạo nghề mới bảo đảm chất lượng cao.

4.4- Sau mỗi khóa đào tạo cơ sở đào tạo cần coi trọng bổ trợ kiến thức khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cho học viên cùng với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động sau đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm cho học viên sau đào tạo

4.5- Để có chất lượng cao trong đào tạo đối với cơ sở đào tạo đòi hỏi phải có sự đầu tư toàn diện trên cả ba mặt; cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ viên chức và giáo viên đủ về số lượng bảo đảm chất lượng, chương trình đào tạo luôn được cập nhật đổi mới thường xuyên. Đặc biệt sự quan tâm toàn diện của cả hệ thống chính trị ở mỗi cấp công tác đào tạo nghề mới thật sự được coi trọng.

III- MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN (2015-2020)

1. Mục tiêu:

1.1- Thực hiện đồng bộ và cụ thể hóa các giải pháp phối hợp thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ 5400 lao động trình độ sơ cấp nghề  và 840 lao động có trình độ trung cấp góp phần tham gia đào tao nghề đạt 50% so kế hoạch chung của toàn huyện giai đoạn năm (2015-2020).

1.2-Tập trung nâng cao số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề các nghề đang thực hiện và mở rộng đào tạo các ngành nghề mới, nghề truyền thống trên địa bàn huyện,chú trọng các nghề trọng điểm cấp Quốc gia như: Đúc dát đồng mỹ nghệ; Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Cơ điện nông thôn. Ưu tiên khôi phục các nghề truyền thống và phát triển tại các làng có nghề tuyền thống.

1.3-  Thực hiện dự án xây dựng trường (Các danh mục nhà trường, lớp học, khu hiệu bộ)

2. Chỉ tiêu: (phụ lục 1.4 đính kèm)                

               - Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hàng năm; Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề cho 15 đến 20 giáo viên. Bồi dưỡng kỹ năng nghề cho 20 đến 30 giáo viên.

               - Phấn đấu cán bộ viên chức và giáo viên số có trình độ Đại học đạt 100%, đào tạo chuyên ngành trình độ cao học đạt 30-35%, trình độ Tiến sỹ cho đội ngũ giáo viên cơ hữu từ 3 đến 5 cán bộ viên chức và giáo viên.

3. Nhiệm vụ chung:

3.1- Chủ động tham mưu đề xuất cụ thể hóa các nội dung giải pháp của đề án, chương trình đào tạo nghề giai đoạn (2015-2020). Với chức năng nhiệm vụ nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong những năm tiếp theo tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động nhà trường trên cả 3 mặt; cơ sở vật chất, trang thiết bị day nghề, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cập nhật đổi mới thường xuyên nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị các cấp giao.

3.2- Qui hoạch phát triển tổ chức bộ máy đội ngũ giáo viên cơ hữu nhà trường bảo đảm chuẩn hóa đạt 100% theo qui định từng bước mở rộng qui mô đào tạo về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề đạt chuẩn quốc gia và tiến tới chuẩn quốc tế đáp ứng mọi nhu cầu, nguyện vọng học nghề cho lao động tỉnh Bắc Ninh nói chung và các huyện, vùng lân cận nói riêng.

3.3- Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học áp dụng trong sản xuất thuộc các lĩnh vực; Nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, coi trọng nghề truyền thống tại các làng có nghề, thông qua các mô hình sản xuất, tổ hợp sản xuất, các lớp đào tạo nghề v.v..Tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và tầm quan trọng về học nghề với toàn xã hội.

3.4- Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong nhà trường phổ thông; THCS, THPT thực hiện gắn đào tạo nghề với học văn hóa hệ GDTXTHPT, giới thiệu việc làm trong nhà trường thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

3.5- TiÕp tôc duy tr× triÓn khai thùc hiÖn m« h×nh ®iÓm vÒ ®µo t¹o nghÒ cho lao ®éng n«ng th«n t¹i c¸c c¬ së x· thÞ trÊn trªn ®Þa bµn nh»m gióp cho c¬ së hiÓu vµ cã ph­¬ng ph¸p triÓn khai thùc hiÖn c«ng t¸c l·nh chØ ®¹o trong viÖc x©y dung kÕ ho¹ch ®µo t¹o nghÒ hµng n¨m ®­îc khoa häc vµ hiÖu qu¶ h¬n.

4- Những kiến nghị:

4.1. Đề nghị Tổng cục dạy nghề quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng trường điểm theo Quyết định 613/QĐ-LĐTBXH ngày 14/5/2010, Nghề trọng điểm cấp quốc gia theo Quyết định 826/QĐ-LĐTBXH ngày 01/7/2011 về việc phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015, giúp nhà trường sớm hoàn thiện các hạng mục theo dự án đầu tư đã được phê duyệt và hoàn thành vào năm 2015.

4.2. Đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà trường theo dự án đầu tư được phê duyệt trên cơ sở các hạng mục trong lộ trình xây dựng từ năm 2015  đến năm 2020. Đồng thời cho phép nhà trường lập dự án nâng cao năng lực và phát triển nhà trường đến năm 2020.

4.3. Đề nghị sở Lao động thương binh xã hội phối hợp với sở Giáo dục đào tạo có hướng dẫn liên ngành về thực hiện phân luồng học sinh hàng năm có lộ trình và kế hoạch chỉ đạo hướng nghiệp học nghề cho học sinh gắn với học văn hóa trong nhà trường; phân bổ lượng kiến thức văn hóa với trình độ trung cấp nghề tạo tính chủ động cho cơ sở dạy nghề được thuận lợi trong quá trình tham gia phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh. khắc phục sự lãng phí về thời gian và tiền của của gia đình cá nhân học sinh và cho toàn xã hội;

4.4. Nguồn kinh phí hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn của dự án cần sự chỉ đạo cụ thể, chi tiết, đồng bộ giữa các ngành: Sở tài chính với Sở lao động Thương binh Xã hội và các sở khác,…giúp cho thực hiện đào tạo nghề đúng với định mức và chế độ qui định của nhà nước; Khắc phục tình trạng không thống nhất thiếu đồng bộ trong thực hiện quyết toán, tạo cho cơ sở dạy nghề chủ động hơn trong quá trình đào tạo và mở lớp;

      4.5. Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho đội ngũ cán bộ viên chức và giáo viên nhà trường, nhằm đáp ứng qui mô phát triển nhà trường với tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao hàng năm và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thực hiện quyết định 1956 của chính phủ.

Chỉ đạo các phòng chuyên môn huyện quan tâm thực hiện hướng dẫn các làng có nghề truyền thống tổ chức bình xét các danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, bàn tay vàng. Nhằm giúp cho các làng nghề hàn thiện các tiêu chí theo qui định của nhà nước, tạo động lực cống hiến của các cá nhân, tập thể tham gia nghề truyền thống để khôi phục và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo.

            Thường xuyên tổ chức các hoạt động đăng tin, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác đào tạo nghề, tham quan các mô hình dạy nghề trong và ngoài nước, biểu dương các mô hình nghề hiệu quả của các cá nhân và tổ chức đồng thời coi trọng việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dự án, từ đó trao đổi các thông tin và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự  án;

Trên đây là kết quả thực hiện Đề án 1956/QĐ-TTg 5 năm (2010-2014); dự kiến kế hoạch giai đoạn (2015-2020). Trường Trung cấp nghề Kinh tế Kỹ thuật và thủ công Mỹ nghệ Truyền thống Thuận Thành rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, các Sở, ngành tỉnh và Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành tạo điều kiện cho Trường hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch đề ra./.

 

Nơi nhận:

-   Tổng cục dạy nghề (báo cáo)

-   UBND tỉnh (báo cáo);

-   Lãnh đạo Sở LĐTB&XH (báo cáo);

-   Huyện ủy, UBND huyện (báo cáo);

-   Lưu VT;

       HIỆU TRƯỞNG

  (Đã ký)

 

 

 

 

        Nguyễn Văn Chế

 

Kế hoạch tuyển sinh mới nhất năm 2014 - 2020 => Click here



Thông tin mới

Video clip

JW Player goes here

Hỗ Trợ Online

    Yahoo:

    https://www.facebook.com/thuanthanh.daynghe
    Skype:
    My status
    Zalo:0976685119
    Hotline:
    0986989818

    0912615330

Hoạt động nổi bật

Thống Kê

  • Tổng số danh mục: 55
  • Tổng trang tin: 169
  • Tổng số truy cập: 2397497
  • Tổng số trang xem: 2487853